Chào mừng bạn đến với website Tiểu học Tân Phong
Cập nhật : 9:59 Thứ ba, 26/4/2022
Lượt đọc: 201

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022

Số/Ký hiệu: 242/GDDT-THNgày ban hành: 14/9/2021
Ngày hiệu lực: 14/9/2021Người ký: Phạm Thị Nga
Nội dung:
UBND HUYỆN KIẾN THỤY
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /GDĐT-TH Kiến Thụy, ngày tháng 9 năm 2021
V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học 2021-2022
Kính gửi: Các trường tiểu học trong toàn huyện.
Căn cứ công văn số 1855/SGDĐT-GDTH ngày 30/8/2021 của Sở Giáo dục
và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021-2022; căn cứ tình hình
thực tế của Giáo dục Tiểu học huyện Kiến Thuỵ, Phòng Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đối với Giáo dục Tiểu học (GDTH)
năm học 2021-2022 như sau:
A. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Triển khai thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1, lớp 2; tích cực chuẩn bị
các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện chương trình đối với lớp 3 từ năm học
2022-2023; Triển khai CTGDPT 2006 đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5;
2. Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông đối với cấp tiểu học. Thực hiện rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục
và bố trí quỹ đất để xây dựng trường, điểm trường, lớp học phù hợp, thuận lợi và
đáp ứng nhu cầu người học; quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có; khắc
phục tình trạng trường lớp có quy mô lớp học và sĩ số học sinh vượt quá quy định,
đặc biệt là ở các trường học có tổ chức ăn bán trú;
3. Đảm bảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, chuẩn hóa
về trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Tham mưu tích cực để
bổ sung kịp thời biên chế giáo viên Tin học và Ngoại ngữ, chuẩn bị triển khai
CTGDPT 2018 đối với lớp 3. Thực hiện bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo
dục để triển khai theo đúng lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Tổ
chức bồi dưỡng cho 100% giáo viên dạy học lớp 3 về các nội dung bồi dưỡng theo
quy định của Bộ GDĐT và hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa lớp 3 cho năm học
2022-2023;
4. Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát
huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ
chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện CTGDPT 2018 cấp tiểu học. Nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính
dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa
nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương

2
trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
5. Chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện các hoạt động dạy học,
đa dạng các hình thức để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch Covid-19 đang
diễn biến phức tạp; chủ động có phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học
phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của các trường, điều kiện
thực tế của người học; tổ chức xây dựng kho học liệu điện tử phù hợp để sẵn sàng
thực hiện tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình trong điều kiện dịch
bệnh diễn biến phức tạp phải thực hiện giãn cách xã hội, đảm bảo thực hiện theo
phương châm “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học tập”của ngành Giáo
dục.
B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
I. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học:
Căn cứ diễn biến của dịch Covid-19, Hiệu trưởng nhà trường chủ động xây
dựng phương án, kịch bản tổ chức dạy học cụ thể với hình thức dạy học linh hoạt,
phù hợp với khả năng đáp ứng của các trường và điều kiện thực tế của người học
đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch theo các nội dung cụ thể sau:
1.Kế hoạch thời gian năm học:
Ngày tựu trường: 01/9/2021. Lớp 1 tựu trường bắt đầu từ ngày 25/8/2021
Ngày khai giảng: 05/9/2021
Học kỳ I: Từ ngày 06/9/2021 đến ngày 15/01/2022.
Học kỳ II: Từ ngày 17/01/2022 đến ngày 25/5/2022.
Ngày kết thúc năm học: 31/5/2022.
Hoàn thành tuyển sinh đầu cấp trước ngày 31/7/2022.
2.Chủ động thực hiện các giải pháp khắc phục tác động của dịch Covid-19
Trong tình hình học sinh được đến trường như hiện nay tại thành phố Hải
Phòng, các nhà trường cần triển khai đến giáo viên biết cần phải tranh thủ thời
gian vàng để dạy cho học sinh song mỗi nhà trường cần xây dựng các phương án
để dạy trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch.
Trong điều kiện học sinh không thể đến trường học, các trường cần chủ động
thực hiện các giải pháp sau:
2.1. Đối với học sinh lớp 1, lớp 2:
Các trường giao cho giáo viên chủ nhiệm chủ động liên hệ và hướng dẫn cha
mẹ học sinh phối hợp thực hiện các hoạt động giáo dục phù hợp điều kiện gia đình
và nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm chủ động lựa chọn những nội dung cần thiết
để hướng dẫn cha mẹ học sinh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt
động giáo dục tại nhà đối với lớp 1, duy trì việc học tập tại nhà đối với học sinh
lớp 2. Chủ động khảo sát, nắm bắt thông tin đầy đủ về những đối tượng học sinh

3
trong độ tuổi lớp 1, lớp 2 trên địa bàn để phối hợp chính quyền địa phương có
phương án hỗ trợ kịp thời đối với học sinh gặp khó khăn, gia đình không thể hỗ trợ
các em học tập trong thời gian ở nhà; sẵn sàng cho kịch bản dạy học trực tiếp khi
học sinh trở lại trường, chuẩn bị phương án tăng cường riêng cho đối tượng học
sinh gặp khó khăn.
Để chuẩn bị phương án dạy học trực tuyến, trong trường hợp có tỷ lệ học
sinh không đáp ứng được việc học tập trực tuyến do thiếu thiết bị kết nối, các nhà
trường có thể chủ động tìm ra giải pháp hỗ trợ học sinh như: kêu gọi sự hỗ trợ của
các gia đình có nhiều thiết bị; sắp xếp học nhóm 2 hoặc 3 học sinh ở cùng một địa
bàn, trong đó có 1 học sinh có thiết bị học tập trực tuyến; ...
Tổ chức tập huấn giáo viên sử dụng phầm mềm, tập huấn các kỹ năng cần
thiết khi dạy học trực tuyến. Giáo viên chủ nhiệm chủ động thông báo lịch học cho
cha mẹ học sinh, hướng dẫn cha mẹ học sinh sử dụng và chuẩn bị các điều kiện
học trực tuyến tại nhà. Thời khóa biểu học trực tuyến phải được sắp xếp một cách
khoa học, phân bổ hợp lý về thời lượng dạy học trong tiết học/buổi học, thời điểm
tổ chức dạy học trong ngày và trong tuần phù hợp điều kiện từng lớp; ưu tiên dạy
học môn Tiếng Việt và môn Toán đảm bảo giúp học sinh hình thành kỹ năng đọc,
viết, nói, nghe, kỹ năng tính toán và các kỹ năng cơ bản cần thiết ban đầu theo yêu
cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018; thực hiện sắp xếp các chủ đề học tập,
đảm bảo hợp lý giữa các môn học, sử dụng kho học liệu điện tử kèm theo các bộ
sách giáo khoa để xác định các nội dung có thể tổ chức dạy học trực tuyến.
Trường hợp không đủ điều kiện để tổ chức dạy học trực tuyến theo quy định,
các cơ sở giáo dục phối hợp cùng cha mẹ học sinh triển khai thực hiện giải pháp
học tập qua truyền hình trong chuyên mục “Dạy Tiếng Việt lớp 1” đã được Bộ
GD&ĐT phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV7) xây dựng để giúp học
sinh lớp 1 học phần Học vần môn Tiếng Việt được phát sóng trên kênh VTV7 và
các ứng dụng khác bắt đầu từ ngày 06/9/2021.
2.2. Đối với học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5:
Thực hiện sắp xếp các chủ đề học tập, xác định các nội dung có thể dạy học
trực tuyến hoặc hướng dẫn học sinh tự học. Tổ chức dạy học qua truyền hình, dạy
học trực tuyến đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình, phù hợp với điều kiện
thực tế của nhà trường, kỹ năng của giáo viên, khả năng tiếp thu, lĩnh hội và đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.
Các trường căn cứ vào Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021
về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện CTGDPT
cấp tiểu học và vận dụng hợp lý thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo Công
văn số 1125/BGDĐT-GDTH ngày 31/3/2020 để điều chỉnh, thực hiện xây dựng

4
kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục môn học, thực hiện tinh giản và
dạy học các nội dung cốt lõi cho phù hợp.
Trong trường hợp khung kế hoạch thời gian năm học không đủ để thực hiện
chương trình, kế hoạch giáo dục yêu cầu các trường tổng hợp về Phòng GD&ĐT.
Phòng GD&ĐT tổng hợp ý kiến gửi về Sở GD&ĐT để báo cáo Bộ GD&ĐT đề
xuất phương án điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 phù hợp
với tình hình thực tế tại địa phương.
3. Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục phù hợp với điều
kiện thực tế của địa phương:
Năm học 2021-2022 thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1, lớp 2 và
CTGDPT 2006 đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5.
3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường thực hiện chương trình
giảo dục phổ thông cấp tiểu học:
Các nhà trường tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của trường, kế hoạch
dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo hướng dẫn tại
Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 về việc hướng dẫn xây dựng
kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu
học đảm bảo thực hiện Chương trình GDPT cấp tiểu học linh hoạt, chủ động, hiệu
quả, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng đơn vị, điều kiện thực hiện của mỗi
nhà trường; đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thời gian năm
học của đơn vị và các chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; tổ chức
dạy học các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học tự chọn, đảm bảo
tổng số tiết/năm học được quy định trong chương trình cấp tiểu học; bố trí thời
gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực
đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động
giáo dục phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường và của từng đối tượng học sinh,
đảm bảo cuối năm học đạt yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình; tạo
môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học, phát
huy năng lực đã đạt được trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào
thực tiễn.
Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục đảm
bảo mỗi giáo viên nắm chắc mạch nội dung kiến thức, yêu cầu cần đạt của chương
trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết
kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của
nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động xây
dựng kế hoạch bài dạy, đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích
hợp, điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học liệu và thiết bị dạy học; hình thức

5
tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp đánh giá; xây
dựng phân phối chương trình dạy học linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh,
điều kiện tổ chức dạy học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với
môn học, hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2
Đảm bảo tỷ lệ 01 phòng học/lớp, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ
trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; cố gắng đảm bảo tỷ
lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo
dục.
Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học tự
chọn (Tiếng Anh) theo quy định của CTGDPT 2018; tổ chức các hoạt động củng
cố để học sinh tự hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng
nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã
hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với các lớp từ lớp 1 đến lớp 5, mỗi ngày bố
trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; tối thiểu là 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần.
Sắp xếp thời khóa biểu đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt
động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học
phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, căn cứ thực tiễn đã triển khai
năm học 2020-2021 để linh hoạt điều chỉnh thời khóa biểu, tích hợp và chủ động
điều chỉnh nội dung dạy học theo thực tế triển khai dạy trong trong tình hình dịch
bệnh Covid-19 còn những diễn biến phức tạp.
Hai trường TH Thị Trấn, Thanh Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với
nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, trên cơ sở thống nhất, tự nguyện
của học sinh, cha mẹ học sinh; các hoạt động bán trú được tổ chức trong khoảng
thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học buổi chiều, thông
qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ năng sống, đạo đức, tính
kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương; việc tổ chức hoạt động bán
trú cần linh hoạt, có thể bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui
chơi, giải trí,...cho học sinh; tổ chức ăn trưa, bán trú phải bảo đảm an toàn, vệ sinh
thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh.
Tổ chức các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày là
hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ
học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà; căn cứ vào
nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh
hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi
tập, nhà đa năng, ...) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí sau giờ học chính

6
thức trong ngày; việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày phải
đảm bảo an toàn, hiệu quả, theo đúng mục tiêu đã đề ra dưới hình thức sinh hoạt
câu lạc bộ được thực hiện trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ
học sinh và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.3.Thực hiên Chương trình GDPT 2006 đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5:
Trên cơ sở Chương trình GDPT 2006, Phòng GD&ĐT giao quyền chủ động
cho các trường tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 3, lớp
4 và lớp 5 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh để chủ động
tiếp cận với Chương trình GDPT 2018, cụ thể:
Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lý nhằm đáp ứng yêu
cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp từng đối tượng học sinh, rà soát, tinh giản
những nội dung dạy học quá khó, chưa thực sự cấp thiết đối với học sinh, sắp xếp,
điều chỉnh nội dung dạy học theo các chủ đề học tập phù hợp đối tượng học sinh,
không cắt xén nội dung một cách cơ học.
Tập trung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của
học sinh và đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng,
tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh;
tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt
động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống, hiểu biết
xã hội cho học sinh; tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động thực hành, hoạt
động trải nghiệm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với tình
hình thực tế của nhà trường và khả năng học tập của học sinh.
Tiếp tục tham mưu các cấp chính quyền địa phương bổ sung cơ sở vật chất
để đảm bảo tỷ lệ 01 phòng học/lớp, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ
trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; đảm bảo tỷ lệ giáo
viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo
quy định và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh.
Tổ chức dạy học cho học sinh lớp 5 chuẩn bị học lớp 6 theo CTGDPT 2018
theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
3.4.Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học
Triển khai dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học linh hoạt theo
các hình thức tổ chức phù họp với điều kiện thực tế của đối tượng học sinh, địa
phương và nhà trường. Khuyến khích tìm hiểu và thí điểm áp dụng những nội
dung giáo dục tiên tiến của các mô hình giáo dục hiện đại đưa vào kế hoạch giáo
dục nhà trường một các phù hợp với thực tế của trường, xây dựng và tổ chức thực
hiện chương trình giáo dục tích hợp theo quy định.

7
Các nhà trường tiếp tục thực hiện mô hình thư viện thân thiện, thư viện 50 k
phù hợp với điều kiện thực tế, không áp đặt máy móc, vận dụng triển khai một
cách linh hoạt và hiệu quả theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT nhằm tiếp
tục đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động thư viện trong các trường
tiểu học, trong đó đảm bảo thư viện lưu trữ sách giáo khoa để sử dụng lâu dài và
góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và nâng cao chất lượng giáo
dục.
3.5.Triển khai lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 năm học 2022-2023.
Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường tiểu học tổ chức cho tổ chuyên môn
nghiên cứu lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 3 theo quy định tại Thông tư số
25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa
trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Phòng GD&ĐT tổng hợp danh mục SGK lớp 3 năm học 2022-2023 do các
trường tiểu học đề xuất và các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK lớp 1,
lớp 2 sử dụng cho năm học 2022-2023 (nếu có). Bản tổng hợp được niêm phong
và gửi về Phòng GD&ĐT để tổng hợp báo cáo Sở GD&ĐT trước thời điểm Hội
đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp thành phố làm việc phiên đầu tiên.
Đội ngũ CBQL, GV tham gia hiệu quả tập huấn sử dụng SGK do Sở
GD&ĐT phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức.
Huy động các nguồn lực hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh thuộc chế độ
chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhà trường có trách nhiệm cung cấp
kịp thời, đầy đủ thông tin về sách giáo khoa nhà trường lựa chọn, sử dụng tại nhà
trường để học sinh và gia đình học sinh được biết. Không ép buộc học sinh mua
tài liệu tham khảo, đảm bảo thực hiện nghiêm túc việc lực chọn, quản lý, sử dụng
xuất bản phẩm tham khảo theo quy định.
3.6.Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học:
Nội dung giáo dục địa phương là một bộ phận không thể tách rời trong thực
hiện CTGDPT 2018, bám sát chương trình môn học và hoạt động trải nghiệm.
Căn cứ khung chương trình giáo dục địa phương cấp tiểu học thành phố Hải
Phòng, các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục
địa phương linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của địa phương,
đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục.
Chỉ đạo giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian,
thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế và nội dung giáo dục
của các môn học; kết hợp học tập trên lớp với tổ chức hoạt động trải nghiệm, thực
hành, tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, ngoại khóa, thực hiện dự án, hoạt động
phục vụ cộng đồng, hoạt động tình nguyện, ... nhằm gắn lý luận với thực tiễn, tạo

8
húng thú học tập, nâng cao hiểu biết về thời sự, văn hóa, lịch sử, kinh tế - xã hội,...
địa phương cho học sinh.
4. Đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy
tính chủ động, linh hoạt và tự chủ của nhà trường, sáng tạo của tổ chuyên
môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu
học:
Các trường xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện quyền tự chủ
và tự chịu trách nhiệm, đảm bảo sự tham gia của nhiều đối tượng như cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội ... để giúp
nhà trường huy động được các nguồn lực và cộng đồng trách nhiệm trong việc xây
dựng, thực thi và giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.
Thực hiện dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch về chất lượng giáo dục
và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, phù hợp với các loại hình nhà trường,
quy định của pháp luật về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; đảm bảo các
trường được quyết định các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, bảo đảm chất lượng, hiệu
quả; được tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân để nâng cao chất lượng giáo
dục, phát triển nhà trường bảo đảm rõ về mục đích tài trợ và sử dụng các nguồn tài
trợ đúng mục đích, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
5. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh
tiểu học.
5.1. Đổi mới phương pháp dạy học:
Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực
của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học; đẩy
mạnh giáo dục STEM và STEAM trong giáo dục tiểu học; tăng cường tổ chức
thực hành trải nghiệm, tích hợp nội dung giáo dục địa phương, vận dụng kiến thức
vào thực tế cuộc sống.
Tiếp tục triển khai dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột; thực hiện dạy
học Mỹ thuật theo phương pháp mới; tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại
các tổ chuyên môn trong trường và cụm trường; chú trọng đổi mới nội dung và
hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.
Giao cho trường tiểu học Đại Hợp tổ chức chuyên đề cấp thành phố.
5.2.Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học:
Đối với học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 thực hiện theo Chương trình GDPT
2006, tiếp tục được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT

9
ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT. Đối với học sinh lớp 1, lớp 2 thực hiện theo Chương trình giáo
dục phổ thông 2018, được đánh giá theo quy định tại Thông tư số
27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT.
Các nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kết quả
giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời
gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
Thực hiện nghiêm túc bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học, phù hợp
với từng nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực
hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định; tránh tùy tiện, máy móc,
khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.
6. Nâng cao chất lượng dạy học Ngoại ngữ, Tin học và chuẩn bị các điều
kiện để triển khai thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018:
6.1. Dạy học ngoại ngữ:
Tiếp tục thực hiện Chương trình môn tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2 đảm
bảo các yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và
Công văn số 681/BGDĐT-GDTH ngày 04/3/2020 của Bộ GD&ĐT và Chương
trình Tiếng Anh tự chọn theo Chương trình GDPT 2006, Chương trình thí điểm
tiếng Anh cấp Tiểu học đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5; những trường có 2
giáo viên Tiếng Anh biên chế cố gắng tăng cường tổ chức tiếng Anh 3-4 tiết/tuần
cho học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 (đặc biệt ở lớp 5). Khi thực hiện cần có những giải
pháp tiếp cận Chương trình môn Tiếng Anh theo CTGDPT 2018 một cách linh
hoạt, phù hợp để tạo tâm thế sẵn sàng cho học sinh học lên lớp 6 theo chương trình
mới. Có phương án chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa môn tiếng Anh là môn
học bắt buộc với thời lượng 4 tiết/tuần dành cho học sinh lớp 3 từ năm học 2022 -
2023.
Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo thực hiện theo quy định của Bộ
GDĐT, cụ thể: đối với lớp 1, lớp 2 sử dụng lựa chọn sách giáo khoa theo danh
mục sách giáo khoa đã được UBND thành phố phê duyệt ( phonics ); đối với lớp
3, lớp 4, lớp 5 thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4329/BGDĐT-GDTH
ngày 27/6/2013 và các văn bản khác của Bộ GDĐT về việc chấn chỉnh việc sử
dụng SGK, tài liệu dạy Tiếng Anh tiểu học và các văn bản khác của Bộ GD&ĐT.
Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học
sinh; tập trung vào đánh giá thường xuyên để hỗ trợ học tập; bài kiểm tra cuối học
kỳ cần có đủ cả bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết theo quy định.
Các nhà trường phối hợp cùng cha mẹ học sinh triển khai thực hiện giải
pháp học Tiếng Anh qua truyền hình trong chuyên mục “Làm quen với Tiếng Anh

10
lớp 1 và lớp 2” đã được Bộ GDĐT phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam
(VTV7) xây dựng và phát trên sóng (kênh) VTV7 và các ứng dụng khác bắt đầu từ
ngày 06/9/2021 theo lịch cụ thể; sử dụng kho bài giảng này để hướng dẫn giáo
viên gửi đến cha mẹ học sinh qua các ứng dụng phổ biến, thông dụng như
Facebook, Zalo, Email ... phối hợp hướng dẫn học sinh học tập ở nhà phù hợp với
điều kiện cụ thể và khả năng đáp ứng của gia đình học sinh.
Khuyến khích thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy học
tiếng Anh để tăng cường thời lượng học tiếng Anh; dạy học một phần hoặc toàn
phần chương trình giáo dục bằng tiếng Anh đối với môn Toán và môn Khoa học;
tăng cường tổ chức cho giáo viên, học sinh học tiếng Anh qua truyền hình, các
phương tiện truyền thông phù họp khác và đẩy mạnh thực hành tiếng Anh qua các
hoạt động như đọc truyện, hoạt động trải nghiệm; các sân chơi, giao lưu. Năm học
2021-2022 tiếp tục thực hiện giao lưu tiếng Anh đối với lớp 4, 5.
6.2. Dạy học môn Tin học và tổ chức hoạt động giáo dục tin học:
Tiếp tục tổ chức hoạt động giáo dục tin học cấp tiểu học theo hướng dẫn của
Bộ GD&ĐT và đẩy mạnh tổ chức dạy học môn Tin học tự chọn theo Chương trình
GDPT 2006 đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5 (đặc biệt đối với lớp 5). Tập trung xây dựng
giải pháp tiếp cận Chương trình môn Tin học theo Chương trình GDPT 2018 một
cách linh hoạt, phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh lên lớp 6 học môn
Tin học theo Chương trình GDPT 2018; tăng cường đầu tư nâng cấp thiết bị dạy
học để từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học. Thực hiện xây dựng
kế hoạch giáo dục môn học và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Những trường đã có phòng máy cố gắng duy trì và bổ sung để thực hiện dạy
theo quy định. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục tin học, hoạt động giáo
dục STEM tiếp cận công nghệ số nhằm phát triển tư duy khoa học máy tính, các
năng lực đặc thù: năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ và
năng lực tin học cho học sinh tiểu học; tạo cơ hội cho học sinh lớp 1, lớp 2 được
tiếp cận giáo dục Tin học. Trước mắt có thể bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực hiện có
có trình độ về tin học để dạy trong lúc chưa có giáo viên Tin học biên chế. Những
trường chưa có phòng tin học cần khẩn trương đưa vào kế hoạch ngay từ năm học
này.
II. Thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp; duy trì, củng cố kết
quả phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện công bằng trong giáo dục:
1.Thực hiện rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp đáp ứng
thực hiện CTGDPT 2018:

11
Cùng với thành phố rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các trường tiểu học theo
hướng dẫn của Bộ GDĐT, bảo đảm nguyên tắc thuận lợi cho việc học của học sinh
gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình
giáo dục phổ thông 2018; khắc phục tình trạng nhiều điểm trường lẻ, trường học
có quy mô nhỏ, trường học có quy mô lớp học và sĩ số học sinh/lớp vượt quá quy
định.
2. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học:
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014
của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư số
07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT ban hành quy định về điều
kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ.
Tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương kiện toàn ban chỉ đạo phổ
cập giáo dục, xóa mù chữ; tập trung mọi nguồn lực để củng cố, duy trì, nâng cao
chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện và thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định tại Luật
Giáo dục 2019.
3. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật:
Các trường tiểu học bảo đảm các điều kiện để trẻ em khuyết tật được tiếp cận
với giáo dục, tăng cường giáo dục hòa nhập; tăng cường tuyên truyền trong đội
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về vấn đề giáo dục hòa nhập, trong đó học sinh học
hòa nhập được học tập và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân; tùy theo dạng
tật, mức độ khuyết tật mà học sinh được miễn một phần, một số nội dung, một số
môn học với mục tiêu giúp học sinh khuyết tật được tương tác cùng bạn bè, các
em hòa nhập và yêu cuộc sống. (Trẻ khuyết tật có hồ sơ riêng, Phòng GD&ĐT sẽ
kiểm tra hồ sơ từng HS).
III. Đảm bảo điều kiện đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy
học đáp ứng thực hiện CTGDPT 2018 cấp tiểu học:
1. Đảm bảo đội ngũ giáo viên thực hiện CT GDPT 2018 cấp tiểu học
1.1. Tham mưu tuyển dụng, bổ trí, sử dụng đội ngũ giáo viên
Phòng GD-ĐT phối hợp với Ban Tổ chức Nội vụ tham mưu tuyển dụng giáo
viên trên cơ sở các nhà trường rà soát việc bố trí, sử dụng giáo viên hợp lý, hiệu
quả, đề xuất biện pháp lâu dài để quy hoạch, tuyển dụng và bố trí giáo viên dạy
đúng, đủ các môn học, bảo đảm giáo dục toàn diện học sinh; khắc phục tình trạng
thiếu giáo viên hoặc bố trí, sử dụng không đúng cơ cấu giáo viên, không phù hợp
với chuyên ngành đào tạo đối với cấp tiểu học; thực hiện điều tiết giáo viên từ nơi

12
thừa sang nơi thiếu; ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho những môn học
mới theo Chương trình GDPT 2018.
Thực hiện linh hoạt bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên hiện có để triển khai
100% học 2 buổi/ngày. Trong trường hợp chưa thể bố trí đủ giáo viên theo định
mức, các nhà trường cần có các giải pháp hợp đồng theo Nghị quyết số
102/NQ-CP ngày 03/7/2020 về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y
tế, phù hợp với đặc điểm từng trường để đảm bảo
“có học sinh thì phải có giáo
viên đứng lớp”.
Thực hiện các giải pháp, xây dựng kế hoạch chuẩn bị đội ngũ giáo viên
Tiếng Anh, Tin học và Công nghệ dạy tiểu học bắt đầu từ năm học 2022-2023
theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
1.2. Tập huấn, bồi dưỡng có hiệu quả cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục về thực hiện CTGDPT 2018
Sau khi được Sở GD-ĐT tổ chức tập huấn cho các đối tượng thực hiện
CTGDPT 2018 về các mô đun phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và xây
dựng kế hoạch giáo dục nhà trường trong năm 2021, các nhà trường tổ chức tập
huấn lại cho 100% đội ngũ. Tiếp tục cử chọn đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục phổ
thông cốt cán các môn học để triển khai bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
phổ thông và giáo viên đại trà theo phương thức bồi dưỡng qua mạng, thường
xuyên, liên tục, ngay tại trường; gắn nội dung bồi dưỡng thường xuyên với nội
dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường.
Chọn cử đội ngũ giáo viên cốt cán đảm bảo số lượng và chất lượng để thực
hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và ưu tiên cho giáo viên dự kiến dạy lớp 3 kịp
thời phát hiện thuận lợi, khó khăn và đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn
về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Dự
kiến phân công giáo viên dạy lớp 3 năm học học 2022-2023. Từ đó, cho giáo viên
khối 3 cùng sinh hoạt chuyên môn tiếp cận với việc thay sách năm học 2022-2023.
Tổ chức các chuyên đề chuyên môn thông qua việc lên lớp dạy 1 tiết hoặc
hướng giải quyết một bài tập khó thuộc các môn học Toán hoặc Tiếng Việt …
trong mạch kiến thức chung của các khối lớp. Tổ chức giao lưu chữ viết đẹp cấp
huyện để giáo viên có cơ hội được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm (Chọn những giáo
viên đạt kết quả cao tham gia giao lưu giáo viên viết chữ đẹp cấp thành phố). Xây
dựng kế hoạch, chọn cử, bồi dưỡng giáo viên tham gia giáo viên dạy giỏi các môn
văn hoá, tiếng anh cấp thành phố khi thành phố triển khai.
2. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thực hiện CT GDPT
2018 cấp tiểu học:

13
Phòng GD-ĐT phối hợp cùng Phòng TC-KH tham mưu UBND huyện cân
đối, bố trí ngân sách phù hợp đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện mua sắm thiết bị dạy
học để thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cấp
tiểu học theo quy định của Bộ GDĐT; Các nhà trường sử dụng hiệu quả cơ sở vật
chất, thiết bị hiện có, kiên quyết không để tình trạng
“thiết bị đến trường mà
không ra lớp”,
các giáo viên chủ nhiệm rà soát nhu cầu báo cáo về nhà trường để
nhà trường có kế hoạch bổ sung đủ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện Chương
trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình quy định; thực hiện rà soát, đề xuất các
nội dung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trường học, các hạng mục, ưu tiên đầu
tư, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học để đưa vào kế hoạch giai đoạn 2021-2025.
3. Đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia:
Tiếp tục thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm tra công nhận
trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo quy định. Trường tiểu học Thị Trấn Núi
Đối tiếp tục hoàn thiện cả về cơ sở vật chất và hồ sơ để mời Sở GD&ĐT về đánh
giá ngoài và công nhận trong năm 2021. Yêu cầu trường tiểu học Tân Trào, Du Lễ
đưa vào kế hoạch năm cụ thể, chủ động thu thập hồ sơ minh chứng theo quy định.
Tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo
tập trung các nguồn lực để xây dựng, tạo nền tảng vững chắc thực hiện thành công
CTGDPT 2018. Những đơn vị đã đạt chuẩn nhiều năm cần có kế hoạch tu bổ hàng
năm để giữ chuẩn cũng như phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.
IV. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục tiểu học:
1. Mỗi nhà trường cần chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
truyền thông về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với các tổ chức,
nhân dân, phụ huynh tại địa phương, tuyên truyền việc triển khai sách giáo khoa
cấp tiểu học, chú trọng các nội dung liên quan đến lớp 1, lớp 2 và công tác chuẩn
bị đối với lớp 3 từ năm học 2022-2023 nhằm tạo sự chuyển biến của các tầng lớp
nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục.
2. Thông qua hệ thống phát thanh của xã, thị trấn tuyên truyền, định hướng
các chủ trương, chính sách mới về giáo dục; chủ động xử lý các vấn đề truyền
thông tại địa phương; nâng cao việc phân tích và xử lý thông tin để đáp ứng yêu
cầu truyền thông của Ngành; đẩy mạnh truyền thông về nội dung, giải pháp, lộ
trình và điều kiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn
biến phức tạp để tạo sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
3. Thường xuyên cập nhật, quán triệt chủ trương đổi mới, các quy định của
Ngành đến được từng cán bộ, giáo viên, người lao động trong mỗi nhà trường.
Nâng cao kỹ năng phát ngôn, thực hiện tiếp các nhà báo trong cung cấp thông tin

14
về giáo dục.
4. Khuyến khích đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục viết bài và đưa
tin về các hoạt động của Ngành việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục
phổ thông 2018, gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học... để
tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
C.TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Trên cơ sở những nội dung hướng dẫn trên đây và căn cứ vào tình hình thực
tiễn, các nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện. Trong quá
trình thực hiện các nhiệm vụ giáo dục tiểu học, các trường thực hiện báo cáo định
kỳ đúng thời gian quy định. Nếu có vấn đề khó khăn, vướng mắc, đề nghị các nhà
trường phản ánh về Phòng GDĐT (bậc học) để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Đ/c Trưởng phòng;
- Các trường TH;
- Lưu: VTTH.
KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Phạm Thị Nga
huong-dan-nhiem-vu-nam-hoc-2021-2022signed_264202210.pdf
Tiểu học Tân Phong

Địa chỉ: Thôn Lão Phong 2, xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

Điện thoại: 02253881184